Xử Lý Nước Thải Công Nghiệp Dệt Nhuộm
Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước thải công nghiệp dệt nhuộm gồm có các chất ô nhiễm chính: Các tạp chất tách ra từ vải sợi như dầu mỡ, các hợp chất chứa nitơ, pectin, các chất bụi bẩn dính vào sợi; Các hóa chất sử dụng trong quy trình công nghệ như hồ tinh bột, H2SO4, CH3COOH, NaOH, NaOCl, H2O2, Na2CO3, Na2SO3... các loại thuốc nhuộm, các chất trợ, chất ngấm, chất cầm màu, chất tẩy giặt. Lượng hóa chất sử dụng tùy thuộc loại vải, màu và chủ yếu đi vào nước thải của các công đoạn sản xuất.
Nước thải dệt nhuộm luôn dao động rất lớn về lưu lượng và tải lượng ô nhiễm, thay đổi theo mùa, theo loại hàng sản xuất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, các đặc trưng ô nhiễm của nước thải công nghiệp dệt nhuộm ở Việt Nam gồm: pH = 9,0 - 11,0; BOD = 90 - 220 mg/L; COD = 570 - 1200 mg/L; TSS = 800 - 1100 mg/L; Độ màu= 1000- 1600 (Pt-Co).
Hiện nay, công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm, về cơ bản qua các bước sau: Tách rác - Xử lý hóa học - Xử lý hóa lý - Xử lý sinh học -Hấp phụ bằng than hoạt tính - Khử trùng - Xả ra nguồn tiếp nhận.Các phương pháp hóa học, hóa lý truyền thống để xử lý nước thải dệt nhuộm là trung hòa điều chỉnh pH, đông keo tụ, hấp phụ, oxy hóa. Tuy nhiên, độ màu và một số chất hữu cơ khó phân hủy sinh học trong nước thải dệt nhuộm rất khó xử lý, gây màu tối cho nguồn tiếp nhận, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của các loài thủy sinh, ảnh hưởng xấu tới cảnh quan.
Chúng tôi nghiên cứu áp dụng các quá trình oxy hóa nâng cao trên cơ sở ozone để xử lý độ màu và COD khó phân hủy sinh học của nước thải dệt nhuộm khu công nghiệp dệt may Phố Nối (Hưng Yên) thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
2. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
a. Chuẩn bị thí nghiệm
Nước thải đầu vào để thí nghiệm lấy tại bể điều hòa trạm xử lý nước thải khu công nghiệp dệt may của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam tại Phố Nối (Hưng Yên).
b. Hóa chất
Hóa chất keo tụ PAC công nghiệp, chất trợ keo tụ: Polymer A101, Polymer c công nghiệp. Phèn nhôm Al2(S04)3.17H20 công nghiệp làm chất keo tụ và xúc tác đong thể. FeSO4.7H2O tinh khiết làm chất xúc tác đồng thể. H2O2 công nghiệp nồng độ 55%. H2SO4; NaOH tinh khiết dùng để pha chế dung dịch điều chỉnh pH.
c. Thiết bị thí nghiệm
+ Hệ thống thiết bị thử nghiệm Pilot Study xử lý nước thải khó phân hủy sinh học băng các quá trình oxy hóa nâng cao trên cơ sở ozone công suất 2 x 8gO3/h do Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (ĐHBK Hà Nội) chế tạo.
d. Phương pháp và thiết bị phân tích
Phân tích kết quả thí nghiệm tại phòng thí nghiệm Nghiên cứu và phát triển công nghệ môi trường -Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (ĐHBK Hà Nội). pH xác định theo TCVN 6492:1999, thiết bị đo pH meter - USA; COD xác định theo TCVN 6491:1999, thiết bị DRB 200 - USA; Độ màu xác định theo TCVN 6185:1996, thiết bị Quang phổ kế UV - vis Perkin Elmer.
e. Trình tự quá trình thí nghiệm
+ Xử lý sơ bộ nước thải dệt nhuộm bằng quá trình keo tụ
Keo tụ nước thải dệt nhuộm bằng PAC và Polymer C với chế độ như sau:
+ Thể tích mẫu keo tụ : 20 lít
+ Nồng độ chất keo tụ: 5 gPAC/L
+ Nồng độ chất trợ keo tụ: 3 ml Polymer C/L
+ Thời gian lắng: 2 h.
Sau khi bông keo tụ lắng hoàn toàn và phân lóp, tách lấy nước trong sau keo tụ để xử lý bước oxy hóa bằng Peroxone và Catazone. Lấy mẫu nước thải trước và sau keo tụ, bảo quản để phân tích.
+ Thí nghiệm xử lý nước thải dệt nhuộm sau keo tụ bằng quá trình Peroxone
Xử lý nước thải dệt nhuộm sau keo tụ bằng quá trình Peroxone trên thiết bị Pilot Study với chế độ như sau:
+ Xử lý bằng ozone đơn: Hệ O3
+ Xử lý bằng Peroxone: Hệ O3/H2O2
Chia sẻ:
Chia sẻ
Liên Hệ
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI MÔI TRƯỜNG PHÚ CƯỜNG
Vp: 73/14/3 Tân Sơn Nhì, P. Tân Sơn Nhì , Q.Tân Phú Tp.HCM
Name : Bùi Vũ Thùy Linh
HotLine : 0937 380 279
Fax No : (+84 8) 3812 7602
Email : thuylinh@phucuongwater.com
Vp: 73/14/3 Tân Sơn Nhì, P. Tân Sơn Nhì , Q.Tân Phú Tp.HCM
Name : Bùi Vũ Thùy Linh
HotLine : 0937 380 279
Fax No : (+84 8) 3812 7602
Email : thuylinh@phucuongwater.com
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét